Nhà sưu tầm nội thất cổ – Ông Phát “Xưa Cũ”

Chính triết lý sống ấy đã giúp ông tận dụng những phế phẩm, đồ dùng tưởng chừng như bỏ đi thành những tác phẩm giá trị. Ông kể: “Một lần tình cờ đi trên đường, thấy một đôi dép Lào mòn, quai cột dây kẽm, bị người ta vứt đi. Tôi bèn lượm dép mang về. Tôi dùng sơn giả cổ phủ lên đôi dép, dán chúng lên bảng gỗ rồi điểm thêm dấu chấm hỏi khá to và đặt tên cho tác phẩm “Về đâu?”. Một khách hàng thấy thích, mua về treo tại quán cà phê với giá 500.000 đồng. Cầm tiền ấy, tôi rất vui vì ý tưởng của mình được khách hàng thấu hiểu”.

Có lần đến nhà một người bạn, tôi bắt gặp một chiếc giường giả cổ lộng lẫy chạm trổ tinh vi. Ở phía đầu nằm của chiếc giường là những bức bình phong mà trên đó là một bức tranh sống động; đặc biệt, khi kéo những bức bình phong ấy lại thì bên trong hiện ra một bức tranh khác… Bạn tôi khoe: “Đây là tác phẩm có một không hai của nghệ nhân , người được giới đặt cho biệt danh là Phát “Xưa Cũ”.

Từ sưu tầm đến phục chế

Cửa hàng Xưa Cũ nằm tại số 203-205 đường Tân Chánh Hiệp, phường Tân Chánh Hiệp (quận 12- TPHCM), nơi mà những như tủ thờ, bàn ghế, kệ tủ, bình phong, lư đồng và nhiều vật dụng trang trí khác được trưng bày một cách khéo léo.
 
Ngay ở cửa ra vào là gốc cây to mà ở mỗi đầu rễ được chạm trổ hình rồng tinh xảo. Cạnh bên là bộ bàn ghế uống trà được làm từ những gốc cây có hình thù kỳ lạ, chạm trổ tinh vi. Ông Nguyễn Tiến Phát với mái tóc hoa râm nhìn rất phong trần đang tới lui kiểm tra, lau chùi từng sản phẩm. 

lmk 00000 91183 Nhà sưu tầm nội thất cổ   Ông Phát Xưa Cũ
Ông Nguyễn Tiến Phát với tác phẩm của mình

“Trước đây, tôi là diễn viên múa kiêm biên kịch cho Đoàn Nghệ thuật Bông Sen 2. Những tháng năm đi lưu diễn chính là cơ duyên dẫn dắt tôi đến với nghệ thuật tạo hình. Những nét vẽ hoa mỹ trên tranh, tượng luôn cuốn hút tôi…”- ông chậm rãi kể cho tôi nghe về nghề nghiệp của mình.
 
Từ sở thích ấy, ông sưu tầm rất nhiều tranh, tượng cổ ở những vùng mà ông từng đi qua. Cũng trong quá trình sưu tầm, ông thấy có nhiều cổ vật hư hỏng bị bỏ đi một cách uổng phí. Ông đem về và nghĩ cách phục chế. Những bức tranh phai màu hay những bức tượng gãy chân, sứt tay được ông chắp vá, chỉnh sửa, xử lý màu sắc giúp chúng “sống lại”. “Từ người chuyên sưu tầm đồ cổ, tôi bước sang lĩnh vực phục chế lúc nào không hay”- ông tâm sự.
 
Không có đồ bỏ

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

 
Ông Phát quan niệm: Làm nghệ thuật không phải chỉ tạo ra một sản phẩm đẹp mà phải có sự sáng tạo trong từng tác phẩm. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm của ông từ tranh, tượng, bàn ghế, kệ tủ, giường… đều có những nét riêng, không sản phẩm nào giống nhau. Điều đặc biệt nhất ở ông là bất cứ vật dụng nào dù là thứ bỏ đi cũng có thể biến thành tác phẩm nghệ thuật.
 
Ông quan niệm: Không có ai xấu cũng như không có vật dụng gì không thể sử dụng được. Chỉ có điều, phải biết khai thác khía cạnh tốt để cho con người và những vật dụng ấy trở thành hữu ích.
 
Chính triết lý sống ấy đã giúp ông tận dụng những phế phẩm, đồ dùng tưởng chừng như bỏ đi thành những tác phẩm giá trị. Ông kể: “Một lần tình cờ đi trên đường, thấy một đôi dép Lào mòn, quai cột dây kẽm, bị người ta vứt đi. Tôi bèn lượm dép mang về. Tôi dùng sơn giả cổ phủ lên đôi dép, dán chúng lên bảng gỗ rồi điểm thêm dấu chấm hỏi khá to và đặt tên cho tác phẩm “Về đâu?”. Một khách hàng thấy thích, mua về treo tại quán cà phê với giá 500.000 đồng. Cầm tiền ấy, tôi rất vui vì ý tưởng của mình được khách hàng thấu hiểu”. 
  

Ông Nguyễn Tiến Phát cho rằng người tài năng là người luôn có sự sáng tạo để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, mọi người hãy sáng tạo những ý tưởng mới và đừng bao giờ bỏ quên những vật phẩm bình thường xung quanh để thực hiện ý tưởng của mình.

 Lần khác, đi đám cưới, thấy cánh cửa sổ bị vứt bên đường, ông lượm gửi cho người bán thuốc lá cạnh đó. Ăn cưới xong, ông chở cánh cửa về nhà, cắt ngang thành hình đôi môi và dùng dây thừng kết lại. “Với tác phẩm ấy, nhiều khách hàng trả tới 5 triệu đồng nhưng tôi không bán vì mỗi khi nhìn nó, tôi thấy nhiều suy nghĩ tích cực của mình”. 
 
Gia đình thứ hai
 
Từ một người chuyên phục chế đồ cổ, ông Phát bước sang lĩnh vực sản xuất đồ giả cổ cung cấp cho thị trường. Ngoài những vật dụng trong gia đình như tủ, bàn ghế, giường, tượng, bình phong… ông còn làm cả thác nước, tranh, tượng. Hiện sản phẩm của ông cung cấp cho nhiều cửa hàng chuyên doanh đồ cổ trên đường Lê Công Kiều – TPHCM và các tỉnh, thành cả nước. Đặc biệt, ông còn nhận thực hiện nhiều công trình cho các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê…
 
Xưởng sản xuất của ông cũng là nơi hội tụ những người thợ có tay nghề điêu luyện trên khắp mọi miền đất nước. Họ đến đây không chỉ để làm việc mà còn xem nơi này như gia đình thứ hai của mình. Anh Nguyễn Văn Sơn, quê ở Ninh Bình, hiện là thợ chạm của xưởng, cho biết: “Chú Phát không phân biệt chủ, tớ mà xem chúng tôi như con em trong nhà. Ngoài việc chăm lo cho chúng tôi những bữa ăn, trả lương đầy đủ, chú còn quan tâm hỗ trợ chỗ ở, chăm sóc sức khỏe cho mọi người”.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>