Học sinh tốt nghiệp THPT đa số đăng ký học nghề

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo thông tin về kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dạy nghề năm 2015 và kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển dạy nghề (giai đoạn 2011-2015) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức ngày 24.12.2015 tại Hà Nội.

 

Phân luồng học sinh chưa cân xứng

Theo chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5.12.2015 của Bộ Chính trị, đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay chỉ có khoảng 2,5 đến 3,5% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề.

Lý giải về thực tế nêu trên, ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết, nguyên nhân chính khiến công tác tuyển sinh của các trường nghề trên cả nước hiện nay gặp khó khăn là do công tác phân luồng học sinh chưa cân xứng. Theo số liệu của thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có 90% học sinh thi vào các trường đại học và cao đẳng và chỉ khoảng 10% học sinh đăng ký học nghề. Trên thực tế, số học sinh đỗ chính thức vào các trường đại học khoảng 60% nhưng số còn lại tiếp tục vào các trường đại học tư thục hoặc cao đẳng. Như vậy, gần như rất ít học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông lựa chọn học nghề.

♠ Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những Ứng Viên hoặc Người Tìm Việc phù hợp với nhu cầu ủa họ và liệu có phải là bạn? Truy cập ngay vào website mangvieclam.com để biết thêm chi tiết!

Cũng theo ông Dương Đức Lân, hiện nay, nguồn lực từ ngân sách nhà nước chi cho hỗ trợ hoạt động dạy nghề còn thấp, chưa tương xứng với quy mô và trình độ đào tạo. Hơn nữa, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề để thực hiện đề án “Đổi mới và Phát triển dạy nghề” cấp hàng năm chỉ đạt khoảng 50 đến 60% so với kế hoạch, vì vậy, khó có thể đạt được mục tiêu của chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020.

“Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội, đặc biệt của các phụ huynh học sinh vẫn còn nặng nề về vấn đề bằng cấp cùng với tình hình suy thoái kinh tế những năm qua đã ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động qua học nghề. Hơn nữa, chất lượng đào tạo của một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay”, Tổng Cục trưởng khẳng định.

 

 
 

 

 

Đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ASEAN

Trong 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển dạy nghề (2011-2015), kết quả tuyển sinh học nghề được khoảng 9,17 triệu người, đạt 95,5% so với mục tiêu đặt ra, trong đó đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề được 1,12 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng được gần 8,05 triệu người. Trong số tuyển sinh, đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng có trên 2,4 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956, đạt 94,2% kế hoạch đề án.

Đồng thời, kết quả tuyển sinh giai đoạn 2011-2015 mặc dù tăng 18% so với giai đoạn trước nhưng công tác tuyển sinh vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Khó khăn lớn nhất trong công tác tuyển sinh là quy mô tuyển sinh đại học trong những năm gần đây tăng quá nhanh nên số lượng học sinh học tại các trường nghề còn ít.

♠ Bạn là Nguoi Tim Viec cho người thân, bạn bè hoặc đang Tìm Việc Làm cho bản thân mình? Tham gia ngay diễn đàn Người Tìm Việc 24h của mangvieclam.com để có thêm thông tin.

Tính đến cuối năm 2015, lao động qua đào tạo nghề ở tất cả các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng gồm cả dạy nghề chính quy, dạy nghề thường xuyên đạt 38,5%/40%. Trong đó, đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề đạt 25%, đào tạo nghề dưới 3 tháng đạt 13,5%.

Dặc biệt, ông Dương Đức Lân cho biết, cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời vào cuối năm 2015 có tác động rất lớn đến bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam, sẽ dẫn tới hình thành khung trình độ tham chiếu ASEAN, đánh giá trình độ lao động chung. Từ 10 nay chỉ còn 1 thị trường lao động ASEAN chung, việc di chuyển và thu hút lao động từ nước này sang nước khác trở nên tự do hơn, đặc biệt là các lao động có tay nghề kỹ thuật cao. Do đó, để không mất việc làm ngay chính “sân nhà”, trong năm 2016, công tác đào tạo nghề sẽ thực hiện rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, hạn chế thành lập các trường công lập, khuyến khích thành lập các trường tư thục để đẩy mạnh xã hội hóa và thúc đẩy liên kết giữa trường nghề và các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2015, cả nước có 1.467 cơ sở dạy nghề, bao gồm 190 trường cao đẳng nghề, 280 trường trung cấp nghề, 997 trung tâm dạy nghề và 1000 cơ sở giáo dục đào tạo, doanh nghiệp khác tham gia dạy nghề, tăng 3,5% so với năm 2010. Trong số 63 tỉnh, thành phố có 59 tỉnh thành lập trường cao đẳng nghề và chưa có trường nghề chất lượng cao.

>> Xem thêm các ngành nghề phổ biến:

 Kinh Doanh
 Nhân Sự
 Công Nghệ Thông Tin
 Xây Dựng

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

 

 

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>