Cách để không rơi vào tình trạng kiệt sức vì công việc

Khi mọi công việc bắt đầu ứ đọng, bạn cảm thấy bị kiệt sức và bắt đầu đổ lỗi cho mọi người. Hãy tỉnh lại đi! Nếu có vấn đề gì, thì bạn cũng phải chịu ít nhất một phần trách nhiệm. Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực: nên làm gì để cải thiện tình hình.

Làm sao để vừa hoàn thành tốt công việc, vừa đảm bảo sức khỏe bản thân?

how to avoid burnout vietnamworks hrinsider 1000x576 Cách để không rơi vào tình trạng kiệt sức vì công việc

 

Kiệt sức là trạng thái thường xuất hiện ở những người dành hầu hết sức lực và tâm trí để cống hiến hết mình cho công việc. Những biểu hiện như mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu, thiếu tập trung, không thể làm việc trong một thời gian dài… cho thấy bạn đã rơi vào trạng thái này.
 
 Chúng tôi là chuyên trang về tư vấn tìm việc làm và tuyển nhân viên giỏi cho các công ty, hãy đến với chúng tôi để tìm việc làm thêm hay muốn đăng tin tuyển dụng

 

Dưới đây là một số cách bạn nên tham khảo để tránh trường hợp này xảy ra:

1. Nghỉ ngơi và thư giãn

Nghỉ ngơi là cách làm hữu hiệu nhất giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể đọc sách, xem phim, đi bộ hoặc chỉ đơn giản là không làm bất cứ gì cả. 

2. Thay đổi không khí

Bạn nên đi du lịch để “đổi gió”, rời khỏi những áp lực của công việc. Đến một nơi mới mẻ, hít thở một bầu không khí khác sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn rất nhiều.

Nếu bạn không có nhiều thời gian để đi nghỉ, vẫn có những cách đơn giản hơn như đi dạo ở công viên, nghe nhạc – làm những việc bạn cảm thấy vui vẻ  và có thể mang lại năng lượng cho bạn.

3. Ngủ

Trung bình mỗi người cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc sẽ làm ảnh hưởng đến năng lượng và hiệu quả làm việc của bạn. 

Xem Thêm: Top 6 nghề có mức lương cao hấp dẫn nhất hiện nay

 

4. Hoạt động

Dành thời gian để đi dạo sau một ngày làm việc căng thẳng, đi tập gym hoặc chơi thể thao. Những hoạt động này sẽ mang lại cho bạn một nguồn năng lượng thể chất và tinh thần đáng kể.

5. Tĩnh tâm

Đôi khi, bạn cần phải dành ra một khoảng thời gian để tâm mình tĩnh lại, suy nghĩ về công việc bạn đang làm, những gì bạn đã đạt được và mục tiêu cho tương lai. Những điều đó có thật sự xứng đáng với những gì bạn đang bỏ ra hay không? Có thật sự mang lại hạnh phúc cho bạn hay không?

6. Tạo thói quen mới

Tạo một thói quen mới vào buổi sáng hoặc tối. Nó có thể là đọc sách, tập thể dục, hoặc…chẳng làm gì hết. Bổ sung nó vào lịch trình một ngày của bạn như một việc bắt-buộc-phải-làm. Đó là cách giúp bạn dành ra một khoảng thời gian riêng để chăm sóc cho bản thân.

7. Cách ly khỏi những thiết bị điện tử

Đây là có lẽ là công việc “khó nhằn” nhất trong danh sách này. Bạn phải hoàn toàn rời xa khỏi những thiết bị như điện thoại di động, laptop, TV, games… Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu nhưng một khi đã quen, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vô cùng. 

8. Đừng làm mọi việc một mình

Nếu bạn là tuýp người thích tự giải quyết công việc một mình, kiệt sức là điều khó tránh khỏi. Khi công việc trở nên quá nhiều và bạn cảm thấy căng thẳng, áp lực…hãy kêu gọi sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Mọi người sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn.

9. Đừng ngụy biện

Khi mọi công việc bắt đầu ứ đọng, bạn cảm thấy bị kiệt sức và bắt đầu đổ lỗi cho mọi người. Hãy tỉnh lại đi! Nếu có vấn đề gì, thì bạn cũng phải chịu ít nhất một phần trách nhiệm. Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực: nên làm gì để cải thiện tình hình.

10. Đối xử tốt với bản thân

Để tránh tình trạng kiệt sức, việc quan trọng nhất bạn phải làm đó là đối xử thật tốt với chính mình. Chỉ khi bạn biết cách trân trọng bản thân, bạn sẽ không bao giờ để cho bất kì điều gì có thể ảnh hưởng không tốt đến mình. Hãy cho mọi người thấy cho dù bận rộn, bạn vẫn có được sự cân bằng về tâm lý.

 

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>